Bạn nghĩ rằng chỉ có bàn vuông, bàn chữ nhật hoặc hình ovan mới có khả năng gấp gọn một cách hiệu quả và linh hoạt? Không, bàn tròn hoàn toàn có thể làm được và làm được nhiều hơn thế. Không tin ư? Hãy xem qua 4 mẫu bàn ăn tròn gấp gọn đẹp và tiện lợi dưới đây để xác thực nhận định nói trên nhé!
1. Bàn gấp dạng cánh quạt
Đây là loại bàn ăn thông minh có cấu tạo lạ mắt nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu tới quý độc giả. Về phần cấu tạo, chúng gồm có 3 chân bàn, mỗi chân có hình chữ u ngược giúp nâng đỡ mặt bàn về 3 hướng khác nhau. Phía trên chân bàn là những mảnh bàn hình quạt, ghép với nhau bằng những bản lề linh hoạt. Khi ở trạng thái sử dụng, các mảnh bàn này dàn thành hàng ngang, làm thành một mặt phẳng đồng nhất hình tròn, phục vụ nhu cầu dùng bữa. Sau bữa ăn, bạn chỉ cần gấp hai mối bản lề ở hai phía đối diện, lập tức các mảnh bàn sẽ xếp sít nhau thành một khối thống nhất theo chiều dọc đồng thời 3 chân bàn cũng gồm về một vị trí nằm liền dưới mặt bàn.
Ưu điểm nổi bật nhất của loại bàn này là giúp tiết kiệm không gian đáng để khi ở trạng thái gấp gọn (khoảng 90%). Ngoài ra trong quá trình vận chuyển và di dời, việc xếp gấp gọn gàng của chúng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và kha khá chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là có cấu tạo mảnh dẻ nên độ chắc chắn chỉ ở mức tương đối; chỉ sử dụng chất liệu gỗ cho mặt bàn vì chất liệu kính hay đá sẽ dễ nứt gãy khi và chạm và đặc biệt hơn là nếu không làm khô mặt bàn đúng cách, việc xếp chồng các mảnh bàn có thể làm phát sinh nấm mốc theo thời gian.
Chi tiết sản phẩm xem tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=VOrjqHuTZV4
2. Bàn gập đôi
Thêm một kiểu bàn gập khác nhưng có thiết kế đơn giản hơn loại bàn vừa nêu, đó là bàn ăn tròn gấp gọn với cấu tạo chỉ gồm hai cánh bàn hình bán bán nguyệt. Hai cánh này liên kết với nhau bằng một bản lề ngay chính giữa bàn.
Điểm đặc biệt trong cấu tạo của bàn gập đôi không nằm ở mặt bàn mà nằm ở 4 chân của nó. Theo đó, hai chân cùng một cánh bàn sẽ liên kết với nhau bằng một thanh ngang, giữa các chân nằm về hai phía đối diện liên kết với nhau bằng 4 thành có cấu tạo đan chéo và hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy. Đặc biệt, 4 chân bàn gắn kèm với 4 bánh xe nhỏ, giúp chân bàn cử động linh hoạt khi kéo ra hoặc co vào. Khi cần dùng, các chân bàn được đây xa nhau về hai cánh, kéo hai cánh làm thành một mặt phẳng nằm ngang. Khi cần xếp gọn, các chân bàn thu lại theo cử động đòn bẩy, giúp gập bàn làm đôi.
Do cấu tạo có nhiều điểm tương đồng nên bàn gập đôi có ưu nhược điểm tương tự bàn gập dạng cánh quạt. Cụ thể là khả năng tiết kiệm diện tích cao, lên tới 90% và dễ dàng vận chuyển. Hạn chế của nó là không thể áp dụng với chất liệu kính hoặc đá do tính an toàn và có thể phát sinh nấm mốc nếu không vệ sinh đúng cách, gây tồn đọng nước trong quá trình gấp gọn.
3. Bàn ăn gấp hai cánh theo chiều ngang
Loại bàn này có cấu tạo mặt bàn gồm 3 phần chính, hai cánh nhỏ hai bên và một cánh lớn chính giữa. Ở trạng thái bàn tròn, cả ba cánh này cùng góp mặt trên một mặt phẳng nằm ngang. Khi muốn thu hẹp, hai cánh nhỏ hai bên sẽ chuyển động theo bản lề, hạ thấp và được đưa vào hộc bàn, làm thành một chiếc bàn dạng dài.
Không chỉ có tác dụng gấp gọn khi cần, bàn ăn tròn gấp gọn dạng này còn có ưu điểm là sử dụng bàn ở cả hai trạng thái. Ngoài ra, chất liệu làm bàn cũng phong phú hơn, bảo gồm cả đá, nhựa tổng hợp…
Hạn chế duy nhất của mẫu bàn gấp hai cánh là hiệu quả gấp gọn không cao, chỉ ở mức 30-40%.
4. Bàn ăn gấp hai cánh theo chiều dọc
Về cấu tạo, phần mặt bàn của mẫu này được hợp thành bởi 3 phần: hai cánh bé hai bên và phần bàn lớn nằm ở chính giữa. Tuy nhiên cũng là gấp gọn nhưng thay vì đưa cánh bàn vào hộc bàn theo chiều ngang, loại bàn ăn này lại gập hai cánh bàn theo chiều vuông góc với phần bàn chính giữa (gấp gọn theo chiều dọc). Khi cần sử dụng với thiết diênn bàn tròn, các cánh này sẽ được dang rộng, thẳng góc với phần bàn giữa
Ưu điểm của loại bàn này là vừa sở hữu hiệu ứng gấp gọn, vừa có thể sử dụng bàn ăn ở hai trạng thái khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là hiệu quả gấp gọn chưa thực sự cao và do hai cánh nằm phía ngoài nên chất liệu được sử dụng phổ biến là chất liệu gỗ nhằm giảm thiểu nguy cơ xây xước khi va chạm.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm: https://banantotdep.com/bo-tui-kinh-nghiem-chon-mua-ban-ghe-thong-minh/
Mỗi loại bàn ăn tròn gấp gọn đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của mình. Tuy vậy, chúng vẫn có nhiều điểm đáng chú ý, đó chính là hiệu quả gấp gọn và hiệu ứng thẩm mỹ vượt trội. Bạn có yêu thích mẫu bàn ăn nào trong những cái tên vừa nêu? Chúc bạn có được lựa chọn sáng suốt và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo những dòng chia sẻ của Bàn ăn tốt đẹp! Trân trọng!