Bí quyết bảo dưỡng bàn ăn thông minh bếp từ

Ông bà ta xưa nay vẫn hay có câu ” của bền tại người” để nhắc nhở chúng ta song song với việc sử dụng, hãy biết trân trọng nâng niu và giữ gìn những đồ dùng, của cải mà chúng ta đang có, đó mới là bí quyết để giữ những đồ dùng đó được lâu bền nhất, không phải là cứ mua đồ đắt tiền thì sẽ bền.  Đối với bàn ăn thông minh cũng vậy chưa hẳn những ai mua về cũng đều biết cách giữ gìn bảo quản nó. Nhân tiện, nói về vấn đề này banantotdep.com sẽ bật mí cho các bạn những bí quyết chăm sóc bàn ăn thông minh có bếp từ đúng cách nhé!

1. Đặc điểm cấu tạo bàn ăn bếp từ

bi-quyet-bao-duong-ban-an-thong-minh-bep-tu-1 bi-quyet-bao-duong-ban-an-thong-minh-bep-tu-2

Các loại bàn ăn thông minh có bếp từ có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng thường có cấu tạo gồm các phần chính như sau:

Mặt bàn:  Kính Temper chịu lực.

Chân bàn: Là chân gỗ sơn, sáng bóng hoặc gỗ MDF phủ veneer sáng bóng đôi khi là hợp kim sơn tĩnh điện.

Phần khung: Là gỗ MDF sơn phủ PU cao cấp không trầy xước dễ dàng vệ sinh.

Phần bếp từ gắn kèm dưới mặt bàn.

Bộ phận dẫn điện.

Hệ thống ray trượt hoặc chốt phía dưới mặt bàn.

2. Cách vệ sinh bàn ăn thông minh bếp từ đúng cách

Phần mặt bàn

Vệ sinh hàng ngày sau khi ăn phần mặt bàn: Thường thì sau khi chúng ta ăn sẽ có một số vết bẩn do thức ăn dây ra hoặc do khi đun nấu bị trào ra ngoài.

Đối với các vết bẩn này thì ta nên dùng khăn ẩm mềm thấm nước rửa bát hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để lau. Đặc biệt các vết bẩn do khi đun nấu trào ra thì phải tắt bếp và dùng khăn lau ngay để tránh nước thức ăn rớt vào các kẽ bàn khó vệ sinh và gây rỉ sét hệ thống ray trượt.

Nếu mặt bàn bị trầy xước thì ta xử lý như sau: Lấy kem đánh răng và xoa đều lên trên mặt kính cường lực, đặc biệt ở những nơi bị trầy xước. Sau đó, chờ cho kem đánh răng khô lau bóng nó đi với vải sạch và mềm, nhớ lau theo một chuyển động tròn đều đặn.

Phần chân bàn

– Vài hôm phải vệ sinh để tránh bụi bám vào khi gặp chỗ tróc sơn dễ gây oxi hoá.

– Dùng khăn vệ sinh nhẹ nhàng để tránh tróc sơn.

– Nên kê bàn dưới thảm hoặc những nơi khô ráo để tránh hơi ẩm về lâu về dài tác dụng lên chân bàn khi sơn chẳng may bị xước.

– Một số loại bàn ăn thông minh có bếp từ có chân có khớp, chúng ta cũng nên thỉnh thoảng kiểm tra và tra dầu các khớp này trước khi có dấu hiệu nghẹt.

Phần bếp từ

bi-quyet-bao-duong-ban-an-thong-minh-bep-tu-6

Do phần này tích hợp với mặt bàn nên ta chỉ cần vệ sinh mặt bàn, còn phần dưới chúng ta có thể dùng khăn ẩm lau sạch bụi và dùng máy sấy thổi bụi ở các lỗ hở của bếp. Khi trục trặc bếp thì nên gọi thợ tới bảo dưỡng hoặc thay bếp mới.

Phần khung

Phần này ta vệ sinh tương tự phần chân.

Hệ thống ray trượt hoặc chốt phía dưới mặt bàn:

Riêng phần này chúng ta thỉnh thoảng phải kiểm tra và xịt dầu vào để tăng độ bền cho hệ thống và các chức năng thông minh của bàn được hoạt động mượt mà.

Bộ phận dẫn điện

Chúng ta phải luôn kiểm tra nếu bẩn thì vệ sinh luôn để tránh tình trạng đứt, hở, hoặc chập gây nguy hiểm đến tính mạng và tuổi thọ bếp từ.

Với những bí quyết mà banantotdep.com chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp các bạn trong luôn làm những bộ bàn ăn thông minh của mình sáng bóng và lâu bền hơn.

Các bạn tham khảo thêm bài viết: Cách vệ sinh bàn ăn kết hợp bếp từ đúng cách